1. Doanh nghiệp/ Hộ Kinh doanh có thể sử dụng song song cả Hóa Đơn Điện Tử TT78 và Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền hay không? Khi nào thì được sử dụng song song như vậy?
Theo Nghị Định 123 doanh nghiệp có thể cùng lúc sử dụng 1 hoặc nhiều loại hoá đơn điện tử vì vậy doanh nghiệp hoàn toàn có thể sử dụng song song 2 loại hình hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền và hoá đơn điện tử GTGT như trước kia. Việc áp dụng song song thường được linh động sử dụng song song với trường hợp:
- Trường hợp 1 : Khách hàng lẻ không yêu cầu xuất hoá đơn hoặc nếu có yêu cầu xuất HĐ nhưng không yêu cầu nhập các thông tin của Khách hàng và thể hiện chữ ký số trên HDDT thì anh/chị có thể xuất HDDT khởi tạo từ MTT
- Trường hợp 2 : Khách hàng là doanh nghiệp có yêu cầu anh chị xuất hoá đơn và thể hiện các trường thông tin như: MST, địa chỉ Công Ty và chữ ký số thể hiện trên hoá đơn thì anh/ chị bắt buộc phải xuất HDDT theo TT78 để đáp ứng các yêu cầu theo nghị định 123, thông tư 78.
2. Làm sao để tra cứu được thông tin HDDT đã được đăng ký thành công và được CQT chấp nhận?
Vào website tracuuhoadon.gdt.gov.vn, -> Thông tin thông báo phát hành -> Hóa đơn -> Tổ chức, Cá nhân-> nhập MST
3. Khách hàng muốn gửi thông báo phát hành hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đến cơ quan Thuế thì làm cách nào?
Bước 1: Anh/Chị cần phải mua hoá đơn điện tử từ các nhà cung cấp hoá đơn Điện tử được cơ quan thuế uỷ quyền và chấp thuận (VNPT, Viettel, FPT,..)
Bước 2: Nhà cung cấp HĐĐT sẽ cấp cho Anh/chị tài khoản để đăng nhập vào web portal dùng để xuất hoá đơn.
Bước 3: Trước khi xuất hoá đơn chị sẽ lập hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn trực tiếp trên trang web portal của nhà cung cấp HDDT cung cấp cho Anh/chị. Thông thường các nhà cung cấp HĐĐT sẽ hỗ trợ Anh/chị lập và gửi tờ khai 01DKTĐ/HĐĐT qua cổng HĐĐT lên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Hoặc Anh/Chị có thể yêu cầu nhân viên của Nhà cung cấp HDDT hỗ trợ Anh/chị.
Bước 4: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và sẽ phản hồi kết quả trực tiếp trên mục lịch sử gửi cơ quan thuế ở
4. Tôi xuất hóa đơn điện tử số 1 được khởi tạo từ máy tính tiền bị sai, Sau đó lập hóa đơn số 2 để điều chỉnh cho hóa đơn số 1 tuy nhiên hóa đơn số 2 bị sai tiếp nên tôi lập hóa đơn số 3 điều chỉnh cho số 1, vậy hóa đơn số 2 có cần phải làm gì không?
Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
Trong trường hợp lập hóa đơn số 1 bị sai, lập hóa đơn số 2 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 nhưng hoá đơn số 2 bị sai tiếp và lập hóa đơn số 3 điều chỉnh cho số 1 và điều chỉnh sẽ đảm bảo nguyên tắc hoá đơn 1+ hoá đơn 2+ hoá đơn 3 = số tiền đúng thì hoá đơn số 2 không cần phải làm gì.
Ví Dụ: Hóa đơn số tiền thuế đúng là 500.000
Phát hành hóa đơn số 1 tiền thuế 450.000 => sai tiền thuế
Phát hành hóa đơn số 2 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 nhưng số tiền thuế điều chỉnh là 30.000 => vẫn sai.
Phát hành tiếp hóa đơn số 3 điều chỉnh cho hóa đơn số 1 => số tiền điều chỉnh là phần chênh lệch còn lại: 20.000
Để đảm bảo nguyên tắc hoá đơn 1 + hoá đơn 2 + hoá đơn 3 = Số tiền thuế đúng = 500.000
Xem thêm một số câu hỏi thường gặp khác về Hóa đơn điện tử tại đây