Khi tổ chức của Nhà bán hàng tham gia vào Thương mại điện tử và thực hiện các hoạt động kinh doanh, dù là giao dịch trực tuyến, giao dịch tại cửa hàng, tương tác qua mạng xã hội,... thì "hàng hóa" là một trong những điều kiện lưu thông.


Để hàng hóa này thực sự lưu thông và từ Nhà bán hàng đến được tay Khách mua hàng, sản phẩm đó cần được quản lý tồn kho, để đảm bảo được việc giao nhận đúng nhu cầu mà không có sự sai chệch không hợp lý (sản phẩm hết hàng mà Nhà bán hàng không biết, sản phẩm còn hàng mặt niếm yết hết hàng, đặt 3 giao 2,...).

MỤC LỤC


Tại sao phải quản lý tồn kho?


Việc quản lý tồn kho cho sản phẩm/biến thể đem đến cho Nhà bán hàng nhiều lợi ích thiết thực:

  • Giúp Khách mua hàng biết được sản phẩm nào hết hàng, sản phẩm nào còn hàng, và trong một số trường hợp, có thể lựa chọn kho hàng giao dịch.
  • Theo dõi được số lượng tồn kho thực tế.
  • So sánh và kiểm kê các trường hợp tồn sai lệch.
  • Kiểm tra được kho xuất hàng phù hợp (trường hợp Nhà bán hàng có nhiều kho xuất hàng).
  • Quản lý được việc mua hàng.
  • Yêu cầu các lệnh điều chuyển phù hợp.
  • Thực hiện các hành vi quản lý sản phẩm hết hàng (cảnh báo tồn kho, đặt hàng trước,...).


Hệ thống quản lý tồn kho cho sản phẩm/biến thể thông qua thông số SKU


Nếu sản phẩm có biến thể thì việc quản lý tồn kho được diễn ra theo cấp độ biến thể.


Điều kiện quản lý tồn kho


Để một sản phẩm/biến thể được quản lý tồn kho, thì sản phẩm/biến thể đó phải được bật tính năng "Có quản lý tồn kho" khi Thêm mới hoặc cập nhật sản phẩm.

Nhà bán hàng cũng có thể bật chế độ quản lý tồn kho cho sản phẩm trong trang chi tiết sản phẩm


So sánh hai chế độ tồn kho

Quản lý tồn kho trong Haravan bao gồm hai chế độ:

  • Quản lý tồn kho cơ bản.
  • Quản lý tồn kho nâng cao.

Về chức năng: 

  • Cả hai chế độ tồn kho đều có thể quản lý giá vốn. Tồn kho cơ bản có thể dùng chế độ quản lý giá vốn cố định. Tồn kho nâng cao có thể sử dụng cả hai chế độ quản lý giá vốn: giá vốn cố định và giá vốn bình quân gia quyền

Tìm hiểu thêm về Quản lý giá vốn tại Haravan↗

  • Tồn kho cơ bản chỉ có tác vụ: Cập nhật số Tồn bằng cách thêm bớt thủ công. Dùng để quản lý kho nhỏ, số lượng ít. 
  • Tồn kho nâng cao: Chi tiết tồn kho, Đặt hàng, Nhập hàng, Trả hàng nhập, Nhà cung cấp, Kiểm kho (điều chỉnh lại số lượng sản phẩm trong kho), Điều chuyển, Lịch sử. Phù hợp khi quản lý nhiều kho.

Về hiển thị:


Tồn kho cơ bản
Tồn kho nâng cao
Tính năng quản lý tồn kho nằm trong menu Sản phẩm.
Khi chuyển sang Tồn kho nâng cao, thanh menu sẽ xuất hiện thêm mục Quản Lý Tồn Kho, bao gồm 8 tính năngChi tiết tồn kho, Đặt hàng, Nhập hàng, Trả hàng nhập, Nhà cung cấp, Kiểm kho, Điều chuyển và Lịch sử.



Giao diện thao tác


Tồn kho cơ bản
Tồn kho nâng cao
Ở chế độ tồn kho cơ bản, tất cả thao tác đều nằm ở 1 trang duy nhất. Bạn có thể tùy ý thay đổi số lượng tồn của sản phẩm.







































Ở chế độ tồn kho nâng cao, ở mỗi tính năng sẽ được quản lý tại một trang riêng. Tất cả thao tác liên quan đến việc thay đổi số lượng hàng hóa đều phải được tạo phiếu với lý do thay đổi và được lưu lại.

1. Chi tiết tồn kho
 


2. Đặt hàng - Xem cách tạo phiếu đặt hàng tại đây

3. Nhập hàng - Xem cách tạo phiếu nhập hàng tại đây

4. Trả hàng nhập - Xem cách trả hàng nhập tại đây

5. Nhà cung cấp - Xem hướng dẫn về nhà cung cấp tại đây
6. Kiểm kho - Xem hướng dẫn về kiểm kho tại đây
7. Điều chuyển - Xem cách tạo phiếu điều chuyển tại đây.
8. Lịch sử - Hiểu hơn về lịch sử tồn kho tại đây.



Thông số tồn kho


Tồn kho cơ bản
Tồn kho nâng cao
Ở chế độ tồn kho cơ bản, hệ thống chỉ thể hiện giá trị Tồn là số lượng có thể bán được của biến thể.












Ở chế độ tồn kho nâng cao, hệ thống sẽ thể hiện đủ 4 chỉ số là:
  1. Giá trị tồn (Onhand Quantity): số lượng hàng thực tế đang có trong kho. 
  2. Giá trị đặt hàng (Commited Quantity) bao gồm:
    1. Số lượng sản phẩm đang được khách hàng đặt giữ trong các đơn hàng đã đặt nhưng chưa hoàn tất.
    2. Số lượng sản phẩm được ghi nhận cho kho xuất sau khi tạo phiếu điều chuyển nhưng chưa Xác nhận xuất.
  3. Giá trị không khả dụng (Incoming Quantity), bao gồm:
    1.  Số lượng sản phẩm đã đặt từ nhà cung cấp (phiếu đặt hàng chưa xác  nhận nhập hàng).
    2.  Số lượng sản phẩm đang trong quá trình điều chuyển từ kho A sang kho B (phiếu điều chuyển đã xuất nhưng chưa nhận)
  4. Giá trị khả dụng (Available Quantity): giá trị còn lại sau khi lấy giá trị tồn trừ cho giá trị đặt.